Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Long An, được đánh giá có rất nhiều tiềm năng để phát triển. Với lợi thế giáp ranh gần 100km với TP.HCM, Long An tựa chiếc cầu liên kết giữa TP.HCM với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Song, so với nhiều tỉnh thành giáp ranh TP.HCM thì Long An vẫn được xem là tỉnh chậm phát triển nhất do cơ sở hạ tầng còn yếu kém và cơ chế chính sách chưa thật sự hấp dẫn.
Vài năm gần đây, Long An được giới đầu tư bất động sản đưa vào tầm ngắm. Nhiều khu đô thị lớn hình thành, một số tập đoàn bất động sản lớn như Him Lam, Vingroup, Nam Long, Vạn Thịnh Phát… đã và đang đầu tư vào đây.
Tuy nhiên, điều gì đang khiến bất động sản Long An chưa thực sự phát triển, và liệu trong tương lai Long An có trở thành “miền đất hứa” mở ra cơ hội đầu tư mới hay không? Lợi thế giáp ranh thành phố Nhờ lợi thế giáp ranh TP.HCM, Long An được xem là tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản.
Vài năm gần đây, Long An được giới đầu tư bất động sản đưa vào tầm ngắm. Nhiều khu đô thị lớn hình thành, một số tập đoàn bất động sản lớn như Him Lam, Vingroup, Nam Long, Vạn Thịnh Phát… đã và đang đầu tư vào đây.
Tuy nhiên, điều gì đang khiến bất động sản Long An chưa thực sự phát triển, và liệu trong tương lai Long An có trở thành “miền đất hứa” mở ra cơ hội đầu tư mới hay không? Lợi thế giáp ranh thành phố Nhờ lợi thế giáp ranh TP.HCM, Long An được xem là tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản.
Giá đất nền tại các huyện giáp ranh thành phố trong vài năm gần đây cũng tăng rất mạnh. Mặt bằng chung giá đã trên 10 triệu đồng/m2 , một số nơi lên đến 15-20 triệu/m2 , tăng 2-3 lần so với cách đây vài năm. Điều đó cho thấy, thị trường bất động sản những huyện giáp ranh TP.HCM đang có sự phát triển mạnh mẽ.
Ngoài ra, Long An cũng có nhiều lợi thế khác. Địa phương này có cảng quốc tế, có cửa khẩu biên giới đất liền tiếp giáp Vương quốc Campuchia, với đường biên giới dài gần 133km. Đặc biệt, các tuyến giao thông đường thủy, đường bộ từ TP.HCM đi các tỉnh miền Tây đều phải qua Long An.
Cụ thể, Vingroup đang đề xuất được nghiên cứu đầu tư dự án khu phức hợp đô thị kết hợp vui chơi giải trí quy mô khoảng 900ha thuộc huyện Đức Hòa. Khi dự án này triển khai chắc chắn sẽ trở thành một điểm nhấn cho sự phát triển của kinh tế nói chung và thị trường bất động sản Long An nói riêng. Huyện Đức Hòa không chỉ được phát triển bởi các khu công nghiệp mà sẽ hình thành nên những khu dân cư hiện đại, tương tự như một số khu vực ở Bình Dương hiện nay.
Trước đó, năm 2017, Long An đã tiếp nhận hồ sơ đất đai 36 dự án tại huyện Cần Đước và Cần Giuộc với diện tích 2.086ha do Tập đoàn Vạn Thịnh Phát làm chủ đầu tư. Trong đó, có 13 dự án với diện tích 718ha đã ký hợp đồng kê biên, đang kiểm đếm đất và tài sản trên đất; 23 dự án có diện tích 1.367ha đã tiếp nhận hồ sơ đất đai, giao nhận mốc ranh giải phóng mặt bằng và lập phương án tổng thể bồi thường.
Đầu năm 2018, Công ty cổ phần Him Lam đã báo cáo đề xuất thành lập khu kinh tế mở trên địa bàn hai huyện Cần Giuộc và Cần Đước. Khu kinh tế mở rộng 32.300ha, gồm khu nông nghiệp công nghệ cao, khu đô thị sinh thái, khu công nghiệp và cảng quốc tế.
Đầu năm 2019, Tập đoàn Becamex (IDC-VSIP) công bố đang triển khai lập quy hoạch xây dựng khu công nghiệp – đô thị – thương mại – dịch vụ theo mô hình đang được triển khai ở Bình Dương với diện tích 3.045ha tại huyện Bến Lức.
Ngoài ra, một số nhà đầu tư nước ngoài như Công ty TNHH Hoàng Cầu Việt Nam đến từ Đài Loan cũng lập dự án đầu tư với diện tích 831ha ở huyện Cần Giuộc, trong đó có dự án đô thị – thương mại và tái định cư rộng khoảng 700ha được UBND tỉnh Long An quyết định chủ trương đầu tư.